Mittwoch, 19. Oktober 2011

Thiền sư thứ thiệt quở hậu bối...

Nhân dịp đọc post này của Guido, tôi phát hiện một đoạn văn rất hay được anh ta trích dịch từ quyển Zen under the Gun. Quyển này có phụ đề Four Zen Masters from Turbulent Times (“Bốn vị Thiền sư trong thời sóng gió”), trình bày các lời dạy của bốn vị Thiền sư Trung Hoa, được J.C. Cleary dịch sang Anh văn. Một trong bốn vị này là Trúc Tiên Phạm Tiên (竺僊梵僊, 1292-1348), người đã sang Nhật Bản hoằng hoá. Ban đầu, tôi muốn dịch thẳng từ Trung văn nhưng sau khi tìm ra được nguyên văn và thử đọc qua, tôi phải chịu thua vì văn ý nhiều mà lời ít cũng như quá cô đọng. Tuy không vừa lòng với một vài câu dịch quá giảng rộng của Cleary, tôi phải tin và thừa nhận là ông rất am hiểu loại văn Ngữ lục của nhà Thiền với những câu văn nói cô đọng của thời xưa. Đoạn văn dưới được tôi dịch dựa ý trên bản Anh văn, nhưng đã đối chiếu với Hán văn để chọn từ ngữ tiếng Việt thích hợp hơn.

Bài này là một gáo nước lạnh tạt vào mặt những ma đầu mồm xưng danh là đệ tử Phật nhưng lại tụm năm túm ba làm những việc bỉ ổi đáng chê trách. Hỡi các “Thiền sư”, “Zen Master”, “Zen-Meister” và Phật tử tại gia dỏm, hãy coi chừng!
Thiền sư Trúc Tiên Phạm Tiên viết như sau:

“Cuối thời Tượng pháp, [Phật pháp] dần dần trở nên vô nghĩa. Tâm con người thờ ơ nông cạn, khó gặp được người giỏi. Cửa Thiền vắng lặng. Nhìn xem Thiền đã suy đồi như thế nào so với những nhà hiền triết trước đây!
Trong thời đoạn này, nếu chúng ta muốn tìm người [tuấn tú] như thế [cho nhà Thiền], họ phải có linh cốt (= xá-lợi) từ những kiếp sống trước, bẩm sinh có sức lực của đại nguyện và đi trên xe của đại hạnh, để có thể bước chân trên Đại đạo nằm ngoài [trạng thái] điên đảo và đạo đức giả. Vì sao? Gặp thời vận mỏng manh, con đường trên thế gian này trở nên xa xôi khúc mắc. Các hình tướng trên thế gian bên ngoài rầm rĩ nhỏ nhen trong khi [lòng tham] lợi ích thế gian đã dầy đặc.
Thế nên, sự việc thế gian ảnh hưởng lớn đến những người đang bị chúng lôi cuốn nếu căn cơ của họ không vững và sức lực của họ non nớt, nếu sự tu tập và lời nguyện không đủ sâu sắc và nếu họ không hoàn toàn đoan chính trong thâm tâm. Nếu sự việc thế gian đã chiếm đoạt những người ấy rồi thì họ bị chúng trói buộc, cho dù một giây phút cũng không thể trốn thoát chúng. Họ chỉ tiếp tục sự nghiệp hèn hạ của họ. Tâm tư đáng khinh khi của họ không ấp ủ mưu kế nào ngoài việc đạt lợi lộc, nuôi dưỡng chính nó và hơn thua người khác về mặt danh tiếng—chỉ vậy thôi.
“[Những người có vẻ mộ đạo] tụ tập với bè bạn và lập bè đảng ma đồ. Nếu bạn xuất gia vì những nguyên nhân trên thì thân tâm làm sao được bình an? Một khi đã trở thành ma đồ như thế thì tất cả những gì họ nói và làm tất yếu là ma sự. Vì lí thuyết của họ ngay từ gốc đã sai nên những gì họ làm ngay từ đầu phải là sai. Nếu bạn sa lạc vào loại này thì có dùng được gì, ngay trong trường hợp bạn có chút trí huệ?” (Zen under the Gun, trang 124-5, Taishō 80, 2554, 390c)

Samstag, 15. Oktober 2011

Thiền, Định, Chỉ, Quán... vấn đề chữ & nghĩa trong nhà Phật

Nhân dịp thấy ông anh rể cầm quyển sách Thiền dưới ánh sáng khoa học của một thầy dạy Thiền với pháp danh Thông Triệt, tôi tò mò muốn đọc thử xem hai từ Thiền và Khoa học được hiểu như thế nào vì tôi nghĩ chắc chắn là chúng sẽ bị hiểu sai. Và tôi không thất vọng! Vừa đọc phần “Nhân duyên tạo ra luận này”, tôi đã phải cười to khi đọc vài đoạn văn khai mở. Sau đây là phần nguyên văn để mọi người đọc qua cho biết:
[Trang 1, Chương I: Nhân duyên tạo luận] “… Ngày nay, đứng trước ‘rừng Phật học’ của nhiều tông phái trong Đạo Phật và đứng trước ‘rừng Thiền học’ do các tông phái trong Đạo Phật chủ trương, người con Phật thuần thành, có quyết tâm tìm pháp tu để chính mình tự kinh nghiệm an tịnh nội tâm, hài hoà thân tâm, và phát huy trí huệ tâm linh thật là điều vô cùng khó khăn. Chỉ vì phần lớn, Phật học và Thiền học hiện nay, tuy có mang danh nghĩa là Phật giáo, nhưng tinh thần và chủ trương thì hoàn toàn khác hẳn với tinh thần và chủ trương của Phật Thích Ca thuở xưa.
Thí dụ, thuở xưa Đức Phật thành đạo bằng 2 phương tiện đặc sắc là Định và Huệ. Cả hai phương tiện đó đều đặt trên cơ sở tâm như, hoặc còn gọi là “tâm bất động”. Tâm đó, chúng tôi xếp là tâm linh trong đạo Phật. Ngày nay, không ai chú trọng đến 2 phương tiện đặc sắc đó nữa. Hơn 2000 năm qua, nhiều bộ phái Phật giáo chỉ nhắm khai triển 2 phương tiện bình thường là Quán và Chỉ, hoặc Chỉ Quán. Chỉ riêng các bộ phái trong Đại chúng bộ, họ khai triển phần tinh ba Giáo pháp là Không tánh (Śūnyatā) và Như tánh (Tathatā). Họ chỉ bày đến nơi rốt ráo.”
Thầy này không biết ý nghĩa nguyên thuỷ của ba từ Chỉ, Quán và Định như thế nào cả. Chỉ (skrt. śamatha, pā. samatha) đồng nghĩa với Định (skrt., pā. samādhi), và Chỉ-Quán (skrt. śamatha-vipaśyanā/-vidarśanā, pā. samatha-vipassanā) đồng nghĩa với Định-Huệ, như quyển từ điển Phật giáo Pali của Nyanatiloka cho thấy:
    •samatha-vipassanā
    —‘Gemütsruhe’ und ‘Hellblick’, sind identisch mit Sammlung (siehe samādhi) und Wissen (siehe paññā) und bilden die 2 Gebiete der geistigen Entfaltung (siehe bhāvanā). Xem nguồn chỗ này.
—‘tranquillity and insight’, are identical with concentration (samādhi, q.v.; s. prec.) and wisdom (paññā, q.v.), and form the two branches of mental development (bhāvanā, q.v.). Xem nguồn chỗ này.
Những lời dao to búa lớn bên trên không khác gì những phát rắm nếu người đọc biết được cơ sở giáo lí của tác giả. Quyển sách với nội dung nửa sự thật này thật ra không đáng được nhắc đến, nhưng sau khi đọc được câu nêu “thành tích”
“Chúng tôi đã mở ra được 62 khoá Căn bản, hoàn tất 12 khoá Trung cấp Bát nhã, 3 khoá Tâm lý học Phật giáo, 2 khoá Giáo Thọ: trong nước và ngoài nước Mỹ”.
và có liên lạc trực tiếp với một số người học theo cách Thiền của thầy này cũng như thấy thành tích” tu học của họ sau gần 10 năm, tôi có hứng viết “thọc gậy” để “bánh xe phi pháp” này tạm dừng hoặc ít nhất là gẫy vài cây căm, không lăn đi xa nữa.

Montag, 26. September 2011

Tản mạn về ăn chay....

Tôi có một anh bạn người Đức, vốn ăn mặn (nhưng ít ăn thịt, như phần lớn giới học thức ở Đức), hỏi tôi “Vì nguyên do nào bạn ăn chay?” Tôi nhìn cặp mắt chờ đợi câu trả lời đầy thách thức của hắn, suy nghĩ giây lát rồi chỉ thốt ra được “vì như thế” (“darum!”) và cũng chẳng diễn thuyết được cái “như thế” là gì. Cũng cần nói thêm vào đây là anh bạn của tôi rất giỏi về triết học châu Âu cũng như đã có PhD về ngành Ấn độ học.
Sau dịp này, tôi nghĩ đi nghĩ lại về câu trả lời, hay nói đúng hơn, câu không trả lời, điểm “bí” này, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng hơn câu ấy. Niềm hãnh diện đứng sau việc ăn chay gần hai mươi năm trước đây “mình nghe lời Phật, làm việc thiện, không sát sinh” đã tan biến. Có phải tôi ăn chay chỉ vì thương yêu chúng sinh, không muốn sát hại chúng? Câu hỏi này đã được tôi trả lời cho chính tôi là “không” sau một dịp dừng lại xem xét và thay hai bóng đèn xe hơi sau một chuyến đi tối mùa hè, thấy hàng trăm côn trùng chết. Nếu ăn chay để đề cao điểm “bất hại”, “bất sát sinh” triệt để thì có lẽ tôi phải bán xe Auto và cũng không được đi Auto cùng với người khác, - một điều khó có thể thực hiện trong hoàn cảnh sống của tôi hiện nay.
Nhưng tôi vẫn ăn chay, và điều hay nữa là anh bạn của tôi sau này cứ mỗi lần đi ăn cùng với tôi cũng ăn chay theo… và việc ăn chay (hoặc mặn) cũng không bao giờ là chủ đề nói chuyện của chúng tôi nữa. Chúng tôi đã quên .

Samstag, 24. September 2011

Thích Thiện Sơn và Phật Huệ 2 (cập nhật)



Sau đây là bài tự trình của Tỉ-khâu Thích Huệ Giới, tục danh William Jackson, cựu đệ tử của Thích Thiện Sơn viết về Thích Thiện Sơn vào ngày 08.06.2010. Tôi tạm dịch (và dịch sát nghĩa) để những người không thạo ngoại ngữ có thể biết được thêm về gia đình “Thích” Thiện Sơn tại “chùa” Phật Huệ (Frankfurt am Main) và Phật Đạo (Odenwald).

Các bạn có thể đọc thêm về Tỉ-khâu Huệ Giới ở đây:


Von: Hue Gioi <huegioi@googlemail.com>
Datum: 8. Juni 2010 16:10:47 MESZ
Betreff: TTS Allegations

Kính chư Tôn Đức,

Con Pháp danh là Thích Huệ Giới. Con là một Tỉ-khâu người Mĩ. Con xuất gia theo truyền thống Phật giáo Việt Nam với bản sư là Thích Thiện Sơn năm 2005 và thụ giới cụ túc năm 2008. Trong thời gian trú tại chùa Phật Huệ ở Frankfurt, Con đã trải nghiệm và chứng kiến nhiều thái độ mà Con cần nhiều thời gian để hiểu thấu được.
Trước khi Con xuất gia thành Tỉ-khâu, Thích Thiện Sơn giúp đỡ Con và có vẻ như rất thân thiết và sốt sắng với những gì Con cần. Tâm rất khoáng đạt. Đây là điều mà Con cảm thấy Con đã cần trong cuộc sống. Con đã đọc nhiều về giáo lí nhà Phật nhưng ông ta là vị tăng đầu tiên mà Con thấy đã thể hiện nhiều điều Con đã đọc và vào thời điểm đó, ông ta tự cho mình là có công phu, thực chứng và quyền lực tâm linh cao siêu. Con đã tin điều này.
Con đã cho ông ta biết rằng Con có thể có một vài vấn đề với tính dục của Con và ông ta nói rằng, Con có thể thử nghiệm với ông ta và ông ta sẽ trải nghiệm cùng với Con một cách thông cảm. Cùng với giáo lí truyền thống mà ông ta tự thêu dệt thêm vào và sự việc cũng như thế với sự thực hành công phu; “công phu” tính dục được kế tục cho đến khi Con trở thành Sa-di năm 2005.
Sau nhiều năm sống tại chùa Phật Huệ tại Frankfurt, Con bắt đầu có một bức ảnh khác về thầy mình. Con bắt đầu nhận ra những lỗi lầm của ông ta. Sự việc này xảy ra khi Con bắt đầu học hỏi nhiều về các truyền thống khác nhau từ nhiều vị thầy khác nhau. Con cũng đã có cơ hội viếng thăm Miến-điện và chứng kiến Phật giáo từ nhiều khía cạnh khác nhau. Lúc đó cũng là lúc Con đã đọc hết bộ Trung bộ kinh và nhận ra được là những gì thầy mình dạy không phù hợp (với kinh điển). Con đã trải qua năm kế sau đó với tâm tư náo động, dự kiến mình sẽ lời chùa như thế nào. Con cũng đã tìm hiểu xem cái gì là thực cái gì là hư tại chùa. Trong thời gian này, Con đã luận đàm với nhiều vị thầy khác nhau cũng như đã tỏ bày với một nhà trị liệu. Có vẻ như là Con đã mù quáng trước những sự việc độc hại đã xảy ra ngay trước mắt mình.

(Với lòng) từ ái và hoan hỉ
Thích Huệ Giới
*******

Trong thời gian sống tại chùa Phật Huệ, tôi đã đích thân chứng kiến Thích Thiện Sơn với tư cách là một vị tăng đã thụ giới cụ túc vi phạm nhiều lỗi Ba-la-di (pārājika). Chúng là như sau:

Trộm cắp: Dấu nhiều đồ vật khi qua hải quan để trốn thuế. Ông ta cũng khuyến khích đệ tử làm như vậy.

Hành dâm: Ông ta hành dâm như hôn, sờ mó bộ phận sinh dục, thực hiện khẩu dâm và kê gian. Tôi đã chứng kiến các dâm hành này ở ít nhất là hai người. Tôi cũng đã trải qua những dâm hành này ở chính tôi trước khi tôi chính thức thành một tăng sĩ. Thích Thiện Sơn diễn giảng những hành vi dâm dục như “đó là cách đi đường tắt. Bạn cần phải chứng nghiệm cả hai phía của tính dục để trở thành một người tu hành giỏi”. Ông nói riêng với tôi là ông ta đã hành dâm với 10 người đàn ông và một phụ nữ nhưng ông không bị kích gợi. Ông cũng động viên đệ tử vị thành niên hôn ông ta và những người khác. Nhưng ông ta biện hộ rằng đây chỉ là hành động da chạm da.

Tự cho mình giác ngộ: Ông nói là ông không có ham muống tính dục và cũng có nhiều thần thông, bao gồm đọc được ý người khác, biết rõ các tiền kiếp của mình v.v… Qua cách sống của ông ta, tôi có lí do để nghi ngờ điều này.

Tôi có thể ghi ra một danh sách dài, nhưng thay vì vậy, tôi sẽ nêu ra cái mà tôi tin là cội nguồn của cách hành vi của ông ta. Ông ta viết rất rõ về thái độ của mình nhưng ông tin rằng, cách thoát ra khỏi nó là sự không biết xấu hổ. Ông ta cũng mong đợi sự toàn hảo của chính ông ta, nhưng không có khả năng sống phù hợp với những tiêu chuẩn này. Ngược lại, ông ta có thái độ rất phê phán cho những người thân cận. Ông cố gắng trình bày sự toàn hảo cho thế giới bên ngoài. Thế nên, ông ta tìm cách chứng minh khả năng của mình bằng cách tiếp nhận nhiều điều thử thách nhưng, vì kiêu mạn, ông tạo một gánh nặng lớn cho những người xung quanh ông. Ông chờ đợi những người xung quanh dẹp sạch những lỗi lầm của ông ta, chê trách họ khi họ không có khả năng làm như vậy và qua đó, khiến họ lìa xa. Ông nói họ là không có lòng thông cảm hoặc trung thành. Để kháng cự sự thiếu sót này, ông mang mặt nạ thừa nhận trách nhiệm cho các vấn đề của những đệ tử của mình và thâu nhận đệ tử.

Ông nói với đệ tử là họ không có khả năng nhìn nhận rõ như ông, đặc biệt là các nữ đệ tử. Sự việc này thật ra không có gì mới lạ nhưng cái vòng quay lại dẫn dắt họ trở lại ông ta. Nhiều đệ tử đã trở nên lệ thuộc vào ông và ông không chỉ dẫn họ cách tự hoá giải các vấn đề mà đúng hơn, ông đưa vấn đề để họ giải đáp. Ông nói với họ là ông biết các vấn đề của họ xuất phát từ đâu và ông có thể giải quyết chúng và tiến đến việc bày đặt chuyện đáng tin này nọ, thường là những chuyện nửa sự thật.  Họ trở nên lệ thuộc từng bước vào ông ta và ông chê trách họ là quá cần sự giúp đỡ (gọi theo tâm lí học là “trói hai bên”). Ông ta thường tìm cách xa lánh đệ tử để làm việc riêng, ví như ấp ủ các quan hệ dâm dục bí mật, và đi du lịch đến những nước khác không mang áo cà sa và những trường hợp khác.


Ông ta làm như thế để trốn thoát cạm bẫy ông đã tự cài đặt cho mình. Đây là vòng lẩn quẩn mà tất cả chúng ta đều chạm trán trong luân hồi, nhưng vòng lẩn quẩn của ông có vẻ như rất rõ ràng. Ông ta cô độc và tin rằng, các thái độ này sẽ mang đến hạnh phúc thường hằng cho chính ông. Thái độ này sau đó phản ứng phương pháp dạy đệ tử không có định hướng của ông. Ông giúp họ phát hiện vấn đề của họ nhưng để họ một mình trong việc giải quyết vấn đề, bởi vì phương cách giải quyết vấn đề của ông ta là ấp ủ khoái lạc xác thịt, nhưng với tư cách của một Tăng sĩ Phật giáo, ông không thể dạy nó một cách công khai và nó cũng cho ngay cả ông ta tin rằng, đây chính là tình thế (của ông).


Ghi chú:Ba-la-di là từ phiên âm tiếng Phạn (pārājika), chỉ tội nặng trong giới luật nhà Phật. Bị trục xuất nếu phạm các tội giết, trộm cắp, hành dâm, nói dối là đã đạt Thánh quả. Xem thêm ở đây:

Pārājika: Rules entailing expulsion from the Sangha (Defeat)


Trang gốc của bài này:

Von: Hue Gioi <huegioi@googlemail.com>
Datum: 8. Juni 2010 16:10:47 MESZ
Betreff: TTS Allegations


Dear Venerables,

My name is Thich Hue Gioi. I am an American Bhikshu. I was ordained in the Vietnamese tradition with Thich Thien Son as my teacher in 2005 and fully ordained in 2008. In the time I have spent at Pagoda Phat Hue in Frankfurt I have experience and witnessed much behavior that took me some time to digest.
Before I was ordained as a monk. Thich Thien Son took me under his wing and was seemingly very kind an attentive to my needs. Very open minded. This was something that I felt I needed in my life. I had read much about the Buddhist teaching but he was the first monk I saw who embodied much of what I had been reading and he claimed at the time to be of great practice,realization and spiritual might. I believed it.
I had shared with him I may have some issues with my own sexuality and he told me that I could try them out on him and that he would compassionately go along. Along with tradition teachings in which he added his own spin and the same with practices the sexual "work" continued until I was ordained in 2005 as a samanera.
After being at the Pagoda Phat Hue in Frankfurt for a number of years I began to get a different picture of the Master. I started to realize his faults. It was then I started learning more about different traditions from different masters. I also had the opportunity to visit Burma and see Buddhism from different angles. It was that time as well that I read through the Majjima Nikaya and realized that what my teacher was teaching did not match up. I spend the next year in turmoil making plans on how I was going to leave the temple. As well trying to figure out what was real and what was not in the Temple. During this time I spoke with many different teachers as well as a therapist. It was like I had been blind to all these harmful things that had been happening right in front of me.

Metta and Mudita,
Thich Hue Gioi
*******************************
During my stay at Pagoda Phat Hue, I personally witnessed Thich Thien Son's committing numerous Parajika offenses as a fully ordained Bhikkhu. They are as follows:
STEALING: Taking large amounts goods through customs in order to avoid tax on them. He also encouraged his students to do the same.

SEXUAL ACTS: He engaged in sexual acts such as kissing, touching the sexual organs, oral sex, and anal sex. I witnessed these acts occur on at least two people. I also experienced such acts myself, which occurred before I ordained as a monk. Thich Thien Son's explanation for the sexual acts was, “It is a short cut. You need to experience both sides of your sexuality to become a good practitioner.” He told me in confidence that he "has had sexual contact 10 men and with a woman, but was not aroused". As well, he has encouraged minors to kiss him and others. But he justifies this as only touching skin to skin.

CLAIMED ENLIGHTENMENT: He said that he had no sexual desire and that he also had numerous psychic powers, including mind reading, seeing past lives, etc. Due to his behavior, I have reason to doubt this.

I could make a very long list, but instead I will point to what I believe to be the roots of his conduct:

He is very judgmental of his own behavior but believes the way out of this is shamlessness. He as well, expects perfection of himself, but he is unable to live up to these standards. In turn he is very critical to those close to him. He tries to present this perfection to the outside world. Thus, he tries to prove his abilities by accepting many large challenges but often due to his arrogance creates a heavey burden for those around him. He expects others around him to clean up after his mistakes, and blames them for their incompetence to do so which pushes people away. Telling them they are not compassionate, or loyal. To counter-act this abandonment, he assumes the guise of accepting responsibility for the problems of his students and ordained.

He tells his students they are not capable to see as clearly as him, especially women. This would not be a novel issue in its self, but the cycle that follows is to him. Many of his students become dependent on him, and he does not teach them how to solve the problems on their own, but rather presents them the problems to solve. He tells them he knows where their problems come from and can solve them and proceeds to make up likely stories, which are often half-truths. They become dependent on him for each step then he blames them for being too needy (this is called a double bind in psychology). He often tries to get away from his students to do things in private, such as secretly indulging in sexual relationships, and going on trips to different countries without his robe, and other instances.

He does this to escape the trap he has created for himself. It is the cycle that all of us in samsara have, but his, is seemingly very clear. He is lonely and believes that these behaviors will bring him lasting happiness. This behavior then reflects in the way that he teaches his students without clear direction. He helps them to find their problems, but leaves them to their own devices on how to solve them, because the way he solves his own is by indulging in sensual pleasures, but as a Buddhist monk, he cannot openly teach this and I believe, even let himself believe this is the case."

Dienstag, 30. August 2011

Thích Thiện Sơn và Phật Huệ 1

Chào tất cả mọi người!
Sau một thời gian học hỏi chút ít về ngôn ngữ và giáo lí nhà Phật, tôi hoát nhiên có hứng mở một blog viết vài cảm nghĩ về Phật giáo và những người được gọi là “Thầy”, “Thiền sư” (“Zen-Meister”, “Zen master”) cũng như những tín đồ của họ. Phật giáo Việt Nam hiện nay phần lớn chỉ có bề ngoài, và thực chất, nội lực của nó đã tàn lụi. Tôi sẽ dần dần đưa lên những cảm nhận, suy xét trên cơ sở lôgic để mọi người có thể đọc và phán đoán phải trái.
Và “phải trái” cũng là yếu tố chính mà tôi gọi blog này là “Pháp phi pháp”, tiếng Phạn là dharma-adharma (dharmādharma), một hợp từ tôi thấy trong một bài kệ của bộ kinh Chư pháp tập yếu (Dharmasamuccaya) của Avalokitasiṃha (DS VI.136):
kāryākārye vimūḍhasya dharmādharme tathaiva ca |
puruṣasyālpabhāgasya nirvāṇaṃ dūram eva tat ||136||
Tạm dịch:
Người thiếu phúc đức, khờ dại không biết cái gì nên làm và không nên làm, cái gì là pháp và phi pháp chính vì vậy còn xa cảnh giới Niết-bàn.
Cái oái ăm ở đây là đi đến chùa nào, gặp “Thầy” nào, gặp Phật tử nào tôi cũng có cảm giác như là họ biết thế nào là “pháp” cả mặc dù cảm nhận của tôi hoàn toàn khác khi tôi trông thấy họ, nghe họ nói. Thế nên, tôi sẽ hạn chế việc đề cao cái gì là pháp và sẽ thường nói về cái “phi pháp” ở đây hơn vì tôi tin rằng, thì bất cứ ai với một cặp mắt, một tâm tư không thiên vị, không thành kiến, hiểu lô-gíc cũng phải nhìn nhận những trường hợp tôi đưa đáng mang danh, hoặc nói đúng hơn, đáng bị khinh miệt là phi pháp!
Và đây là điều phi pháp đầu tiên trên Blog, được thể hiện qua thông điệp trục xuất “Thiền sư” “Thích” Thiện Sơn của DBO, hiệp hội tu sĩ người Đức. “Thích” Thiện Sơn trụ trì chùa Phật Huệ tại thành phố Frankfurt.




Thông báo tháng 2 năm 2011 của Tăng-già Đức quốc (DBO)

Original text
URL: 
http://buddhistische-ordensgemeinschaft.de/dbo_mitteilung-02-2011.htm


Vào tháng 12 năm 2010, Thích Thiện Sơn, trụ trì chùa Phật Huệ tại Frankfurt, đã bị Tăng-già Phật giáo Đức quốc DBO (Buddhistische Ordensgemeinschaft e.V.) trục xuất ra khỏi Tăng-già. DBO có năm lời khai đảm bảo dưới lời tuyên thệ, chứng minh rằng ông ta đã có quan hệ tính dục với một số nam đệ tử.
Ban quản trị đưa lí do cho quyết định trong thư gửi Thích Thiện Sơn vào ngày 24.12.2010 căn bản là như sau:
Những lời trần thuật đã chứng minh một cách sống hoàn toàn đối nghịch cách sống thanh tịnh của một tăng sĩ Phật giáo. Không chỉ như thế thôi: Cách cư xử thể hiện một sự lạm dụng quan hệ thầy-trò trầm trọng, “lạm dụng quyền hành” (“abuses of power”), như một lời minh thuyết dưới tuyên thệ cho thấy.
Chúng tôi không thể nghi ngờ tính chân thật của những lá thư. Chúng thậm chí được viết một cách e dè hoặc được viết với nhiều thông cảm mặc dù những người viết đã phải khổ đau khi ghi lại những dòng thư như thế. Như vậy thì những lá thư này không được nhìn nhận như là hành động báo hận. Thêm vào đó, những lá thư này được viết dưới lời tuyên thệ và những người viết nhận thức rõ được tầm quan trọng của những lời ghi của họ về mặt luật pháp.
Chúng tôi không nhận ra nguyên nhân giảm nặng cho hành vi sai lầm này. Và mặc dù đã yêu cầu, chúng tôi cũng đã không nhận được lời trình bày ý kiến về điều này của bạn. 
Việc đề cao Phạm hạnh, cách sống thanh tịnh tuyệt dục của một tăng sĩ, trên trang nhà của chùa phản nghịch với hành vi thực tế như vậy là rất không chân thật và – theo ý kiến chúng tôi – thể hiện một sự lừa đảo nặng nề, đặc biệt đối với những nam tu sĩ muốn xuất gia.
Trước những sự việc này chúng tôi rất tiếc là phải trục xuất bạn ra khỏi hiệp hội ngay lập tức theo §6, số 3 của nội quy vì sự vi phạm trầm trọng quy chế của hiệp hội.
Thêm vào đó chúng tôi khuyên bạn nên bỏ chức trụ trì chùa, không khoác áo của một tăng sĩ Phật giáo nữa mà thay vào đó là hoàn tục một cách công khai phù hợp quy luật tăng-già mà bạn trích dẫn trên trang nhà của bạn.
Chúng tôi trình bày sự việc với niềm hi vọng là bảo vệ tất cả những người có liên quan với việc này cũng như những nam và nữ đệ tử tương lai trước những sự đau khổ lớn hơn cũng như những nguyên nhân của đau khổ.
(Thư chấm dứt)
Bổ sung: Sau khi Thích Thiện Sơn nhận được thư trục xuất, DBO đã nhận được một bức thư trình bày ý kiến của ông ta nhưng thư này không hàm dung nguyên nhân bày tỏ sự việc nào cả.

Nguyên văn tiếng Đức của thư thông báo

Mitteilung der Deutschen Buddhistischen Ordensgemeinschaft (DBO)

Original text
URL: 
http://buddhistische-ordensgemeinschaft.de/dbo_mitteilung-02-2011.htm


Mitteilung Februar 2011
Der Abt der Pagode Phat Hue in Frankfurt, Thich Thien Son, ist im Dezember 2010 von der Deutschen Buddhistischen Ordensgemeinschaft e.V. als Mitglied ausgeschlossen worden. Es liegen der DBO fünf eidesstattliche Versicherungen vor, die beweisen, dass er sexuelle Beziehungen zu einigen seiner Schüler unterhielt.
Der Vorstand begründete die Entscheidung in seinem Brief an Thich Thien Son vom 24.12.2010 im Wesentlichen wie folgt:
Diese Aussagen bezeugen ein Verhalten, das zum Reinen Lebenswandel eines buddhistischen Mönchs in völligem Widerspruch steht. Nicht nur das: es zeigt ein gravierendes Ausnutzen der Lehrer-Schüler-Bindung,  „abuses of power“, wie es in einer der eidesstattlichen Erklärungen heißt.
An dem Wahrheitsgehalt der Briefe können wir nicht zweifeln, sie sind sogar eher zurückhaltend oder mit viel Verständnis und Mitgefühl verfasst worden, obwohl die Verfasser darunter gelitten haben müssen, als sie dies schrieben. Als Rache-Akt sind sie also keineswegs zu sehen. Hinzu kommt, dass sie unter Eid geschrieben wurden und die Verfasser sich der Tragweite ihrer Aussagen auch im strafrechtlichen Sinne bewusst sind.
Entlastende Gründe für dieses Fehlverhalten konnten wir nicht erkennen. Auch von dir selber haben wir keine Stellungnahme dazu erhalten, obwohl wir darum gebeten hatten.
Dass im Widerspruch zum tatsächlichen Verhalten die sexuelle Abstinenz - also der Reine Lebenswandel eines Mönchs - auf der Webseite der Pagode hervorgehoben wird, ist in besonderem Maße unaufrichtig, und stellt unserer Meinung insbesondere im Hinblick auf Männer, die die Ordination anstreben, eine grobe Täuschung dar.
Vor diesem Hintergrund müssen wir dich zu unserem Bedauern gemäß § 6 Nr. 3 der Satzung wegen eines grundlegenden und massiven Verstoßes gegen die Interessen des Vereins mit sofortiger Wirkung aus dem Verein ausschließen.
Darüber hinaus möchten wir dir nahelegen, dein Amt als Abt niederzulegen und nicht mehr in der Robe eines buddhistischen Mönchs zu erscheinen, sondern öffentlich in den Laienstand zu gehen, so wie es den Ordensvorschriften, die du auf deiner Webseite zitierst, entspricht. 
Wir schreiben dies in der Hoffnung,  alle Beteiligten, sowie zukünftige Schüler und Schülerinnen,  vor noch größerem Leid und den Ursachen des Leids zu schützen.
(Ende des Briefs)
Nachtrag: Nachdem Thich Thien Son den Ausschlussbrief bekommen hatte, erhielt die DBO eine kurze Stellungnahme von ihm, die aber keine entlastenden Gründe enthält.
Original Date: Di., 2011-02-01 01:00

Bản dịch tiếng Anh của anh bạn Peter (Linguasoft, Austria)

Announcement by the German Buddhist Monastic Community (DBO)
URL: 
http://buddhistische-ordensgemeinschaft.de/dbo_mitteilung-02-2011.htm


Announcement of February 2011
The abbot of Phat Hue Pagoda in Frankfurt, Thich Thien Son, has been excluded as a member of the German Buddhist Monastic Community (DBO, a registered association under German law) in December 2010. The DBO has received five affidavits that prove that he maintained sexual relations with some of his students.
In a letter to Thich Thien Son dating December 24, 2010, the Board justified the decision essentially as follows:
These statements bear witness to a behavior that is in total contradiction to the Pure Lifestyle of a Buddhist monk. Not only that, it also shows a grave exploitation of the teacher-student bond, or "abuses of power", as it is said in one of the affidavits.
We do not doubt on the veracity of the letters as they have been written with reservation or with much understanding and compassion, even though the authors must have suffered when they wrote them. In any case, they cannot be regarded as an act of revenge. In addition, they were written under oath and the authors are aware of the consequences of their statements, also in the sense of criminal law.
We could not find any exculpatory reasons that might excuse this misconduct. We also haven't received any statement by yourself, although we had asked for it.
It is particularly disingenuous that the website of the pagoda highlights sexual abstinence - i.e., the Pure Lifestyle of a monk - as this is exactly opposite to the actual behavior and represents, in our opinion, a gross deception, particularly with regard to men who aspire to ordination.
Against this background, we regret that we must exclude you from the Association with immediate effect, in accordance with § 6, No. 3 of the Statute (fundamental and massive violation of the interests of the Association).
We also want to suggest that you resign your office as abbot and no longer appear in the robes of a Buddhist monk, but publicly return to the laity, as required by the religious rules that you cite on your website.
We write this in the hope to protect all involved, as well as future students, from even greater suffering and the causes of suffering.
(End of letter)
Addendum: After Thich Thien Son had received the exclusion letter, the DBO received a short statement from him which did not, however, contain any exculpatory reasons.

Original Date: 
Tue, 2011-02-01 01:00