Montag, 26. September 2011

Tản mạn về ăn chay....

Tôi có một anh bạn người Đức, vốn ăn mặn (nhưng ít ăn thịt, như phần lớn giới học thức ở Đức), hỏi tôi “Vì nguyên do nào bạn ăn chay?” Tôi nhìn cặp mắt chờ đợi câu trả lời đầy thách thức của hắn, suy nghĩ giây lát rồi chỉ thốt ra được “vì như thế” (“darum!”) và cũng chẳng diễn thuyết được cái “như thế” là gì. Cũng cần nói thêm vào đây là anh bạn của tôi rất giỏi về triết học châu Âu cũng như đã có PhD về ngành Ấn độ học.
Sau dịp này, tôi nghĩ đi nghĩ lại về câu trả lời, hay nói đúng hơn, câu không trả lời, điểm “bí” này, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng hơn câu ấy. Niềm hãnh diện đứng sau việc ăn chay gần hai mươi năm trước đây “mình nghe lời Phật, làm việc thiện, không sát sinh” đã tan biến. Có phải tôi ăn chay chỉ vì thương yêu chúng sinh, không muốn sát hại chúng? Câu hỏi này đã được tôi trả lời cho chính tôi là “không” sau một dịp dừng lại xem xét và thay hai bóng đèn xe hơi sau một chuyến đi tối mùa hè, thấy hàng trăm côn trùng chết. Nếu ăn chay để đề cao điểm “bất hại”, “bất sát sinh” triệt để thì có lẽ tôi phải bán xe Auto và cũng không được đi Auto cùng với người khác, - một điều khó có thể thực hiện trong hoàn cảnh sống của tôi hiện nay.
Nhưng tôi vẫn ăn chay, và điều hay nữa là anh bạn của tôi sau này cứ mỗi lần đi ăn cùng với tôi cũng ăn chay theo… và việc ăn chay (hoặc mặn) cũng không bao giờ là chủ đề nói chuyện của chúng tôi nữa. Chúng tôi đã quên .

Samstag, 24. September 2011

Thích Thiện Sơn và Phật Huệ 2 (cập nhật)



Sau đây là bài tự trình của Tỉ-khâu Thích Huệ Giới, tục danh William Jackson, cựu đệ tử của Thích Thiện Sơn viết về Thích Thiện Sơn vào ngày 08.06.2010. Tôi tạm dịch (và dịch sát nghĩa) để những người không thạo ngoại ngữ có thể biết được thêm về gia đình “Thích” Thiện Sơn tại “chùa” Phật Huệ (Frankfurt am Main) và Phật Đạo (Odenwald).

Các bạn có thể đọc thêm về Tỉ-khâu Huệ Giới ở đây:


Von: Hue Gioi <huegioi@googlemail.com>
Datum: 8. Juni 2010 16:10:47 MESZ
Betreff: TTS Allegations

Kính chư Tôn Đức,

Con Pháp danh là Thích Huệ Giới. Con là một Tỉ-khâu người Mĩ. Con xuất gia theo truyền thống Phật giáo Việt Nam với bản sư là Thích Thiện Sơn năm 2005 và thụ giới cụ túc năm 2008. Trong thời gian trú tại chùa Phật Huệ ở Frankfurt, Con đã trải nghiệm và chứng kiến nhiều thái độ mà Con cần nhiều thời gian để hiểu thấu được.
Trước khi Con xuất gia thành Tỉ-khâu, Thích Thiện Sơn giúp đỡ Con và có vẻ như rất thân thiết và sốt sắng với những gì Con cần. Tâm rất khoáng đạt. Đây là điều mà Con cảm thấy Con đã cần trong cuộc sống. Con đã đọc nhiều về giáo lí nhà Phật nhưng ông ta là vị tăng đầu tiên mà Con thấy đã thể hiện nhiều điều Con đã đọc và vào thời điểm đó, ông ta tự cho mình là có công phu, thực chứng và quyền lực tâm linh cao siêu. Con đã tin điều này.
Con đã cho ông ta biết rằng Con có thể có một vài vấn đề với tính dục của Con và ông ta nói rằng, Con có thể thử nghiệm với ông ta và ông ta sẽ trải nghiệm cùng với Con một cách thông cảm. Cùng với giáo lí truyền thống mà ông ta tự thêu dệt thêm vào và sự việc cũng như thế với sự thực hành công phu; “công phu” tính dục được kế tục cho đến khi Con trở thành Sa-di năm 2005.
Sau nhiều năm sống tại chùa Phật Huệ tại Frankfurt, Con bắt đầu có một bức ảnh khác về thầy mình. Con bắt đầu nhận ra những lỗi lầm của ông ta. Sự việc này xảy ra khi Con bắt đầu học hỏi nhiều về các truyền thống khác nhau từ nhiều vị thầy khác nhau. Con cũng đã có cơ hội viếng thăm Miến-điện và chứng kiến Phật giáo từ nhiều khía cạnh khác nhau. Lúc đó cũng là lúc Con đã đọc hết bộ Trung bộ kinh và nhận ra được là những gì thầy mình dạy không phù hợp (với kinh điển). Con đã trải qua năm kế sau đó với tâm tư náo động, dự kiến mình sẽ lời chùa như thế nào. Con cũng đã tìm hiểu xem cái gì là thực cái gì là hư tại chùa. Trong thời gian này, Con đã luận đàm với nhiều vị thầy khác nhau cũng như đã tỏ bày với một nhà trị liệu. Có vẻ như là Con đã mù quáng trước những sự việc độc hại đã xảy ra ngay trước mắt mình.

(Với lòng) từ ái và hoan hỉ
Thích Huệ Giới
*******

Trong thời gian sống tại chùa Phật Huệ, tôi đã đích thân chứng kiến Thích Thiện Sơn với tư cách là một vị tăng đã thụ giới cụ túc vi phạm nhiều lỗi Ba-la-di (pārājika). Chúng là như sau:

Trộm cắp: Dấu nhiều đồ vật khi qua hải quan để trốn thuế. Ông ta cũng khuyến khích đệ tử làm như vậy.

Hành dâm: Ông ta hành dâm như hôn, sờ mó bộ phận sinh dục, thực hiện khẩu dâm và kê gian. Tôi đã chứng kiến các dâm hành này ở ít nhất là hai người. Tôi cũng đã trải qua những dâm hành này ở chính tôi trước khi tôi chính thức thành một tăng sĩ. Thích Thiện Sơn diễn giảng những hành vi dâm dục như “đó là cách đi đường tắt. Bạn cần phải chứng nghiệm cả hai phía của tính dục để trở thành một người tu hành giỏi”. Ông nói riêng với tôi là ông ta đã hành dâm với 10 người đàn ông và một phụ nữ nhưng ông không bị kích gợi. Ông cũng động viên đệ tử vị thành niên hôn ông ta và những người khác. Nhưng ông ta biện hộ rằng đây chỉ là hành động da chạm da.

Tự cho mình giác ngộ: Ông nói là ông không có ham muống tính dục và cũng có nhiều thần thông, bao gồm đọc được ý người khác, biết rõ các tiền kiếp của mình v.v… Qua cách sống của ông ta, tôi có lí do để nghi ngờ điều này.

Tôi có thể ghi ra một danh sách dài, nhưng thay vì vậy, tôi sẽ nêu ra cái mà tôi tin là cội nguồn của cách hành vi của ông ta. Ông ta viết rất rõ về thái độ của mình nhưng ông tin rằng, cách thoát ra khỏi nó là sự không biết xấu hổ. Ông ta cũng mong đợi sự toàn hảo của chính ông ta, nhưng không có khả năng sống phù hợp với những tiêu chuẩn này. Ngược lại, ông ta có thái độ rất phê phán cho những người thân cận. Ông cố gắng trình bày sự toàn hảo cho thế giới bên ngoài. Thế nên, ông ta tìm cách chứng minh khả năng của mình bằng cách tiếp nhận nhiều điều thử thách nhưng, vì kiêu mạn, ông tạo một gánh nặng lớn cho những người xung quanh ông. Ông chờ đợi những người xung quanh dẹp sạch những lỗi lầm của ông ta, chê trách họ khi họ không có khả năng làm như vậy và qua đó, khiến họ lìa xa. Ông nói họ là không có lòng thông cảm hoặc trung thành. Để kháng cự sự thiếu sót này, ông mang mặt nạ thừa nhận trách nhiệm cho các vấn đề của những đệ tử của mình và thâu nhận đệ tử.

Ông nói với đệ tử là họ không có khả năng nhìn nhận rõ như ông, đặc biệt là các nữ đệ tử. Sự việc này thật ra không có gì mới lạ nhưng cái vòng quay lại dẫn dắt họ trở lại ông ta. Nhiều đệ tử đã trở nên lệ thuộc vào ông và ông không chỉ dẫn họ cách tự hoá giải các vấn đề mà đúng hơn, ông đưa vấn đề để họ giải đáp. Ông nói với họ là ông biết các vấn đề của họ xuất phát từ đâu và ông có thể giải quyết chúng và tiến đến việc bày đặt chuyện đáng tin này nọ, thường là những chuyện nửa sự thật.  Họ trở nên lệ thuộc từng bước vào ông ta và ông chê trách họ là quá cần sự giúp đỡ (gọi theo tâm lí học là “trói hai bên”). Ông ta thường tìm cách xa lánh đệ tử để làm việc riêng, ví như ấp ủ các quan hệ dâm dục bí mật, và đi du lịch đến những nước khác không mang áo cà sa và những trường hợp khác.


Ông ta làm như thế để trốn thoát cạm bẫy ông đã tự cài đặt cho mình. Đây là vòng lẩn quẩn mà tất cả chúng ta đều chạm trán trong luân hồi, nhưng vòng lẩn quẩn của ông có vẻ như rất rõ ràng. Ông ta cô độc và tin rằng, các thái độ này sẽ mang đến hạnh phúc thường hằng cho chính ông. Thái độ này sau đó phản ứng phương pháp dạy đệ tử không có định hướng của ông. Ông giúp họ phát hiện vấn đề của họ nhưng để họ một mình trong việc giải quyết vấn đề, bởi vì phương cách giải quyết vấn đề của ông ta là ấp ủ khoái lạc xác thịt, nhưng với tư cách của một Tăng sĩ Phật giáo, ông không thể dạy nó một cách công khai và nó cũng cho ngay cả ông ta tin rằng, đây chính là tình thế (của ông).


Ghi chú:Ba-la-di là từ phiên âm tiếng Phạn (pārājika), chỉ tội nặng trong giới luật nhà Phật. Bị trục xuất nếu phạm các tội giết, trộm cắp, hành dâm, nói dối là đã đạt Thánh quả. Xem thêm ở đây:

Pārājika: Rules entailing expulsion from the Sangha (Defeat)


Trang gốc của bài này:

Von: Hue Gioi <huegioi@googlemail.com>
Datum: 8. Juni 2010 16:10:47 MESZ
Betreff: TTS Allegations


Dear Venerables,

My name is Thich Hue Gioi. I am an American Bhikshu. I was ordained in the Vietnamese tradition with Thich Thien Son as my teacher in 2005 and fully ordained in 2008. In the time I have spent at Pagoda Phat Hue in Frankfurt I have experience and witnessed much behavior that took me some time to digest.
Before I was ordained as a monk. Thich Thien Son took me under his wing and was seemingly very kind an attentive to my needs. Very open minded. This was something that I felt I needed in my life. I had read much about the Buddhist teaching but he was the first monk I saw who embodied much of what I had been reading and he claimed at the time to be of great practice,realization and spiritual might. I believed it.
I had shared with him I may have some issues with my own sexuality and he told me that I could try them out on him and that he would compassionately go along. Along with tradition teachings in which he added his own spin and the same with practices the sexual "work" continued until I was ordained in 2005 as a samanera.
After being at the Pagoda Phat Hue in Frankfurt for a number of years I began to get a different picture of the Master. I started to realize his faults. It was then I started learning more about different traditions from different masters. I also had the opportunity to visit Burma and see Buddhism from different angles. It was that time as well that I read through the Majjima Nikaya and realized that what my teacher was teaching did not match up. I spend the next year in turmoil making plans on how I was going to leave the temple. As well trying to figure out what was real and what was not in the Temple. During this time I spoke with many different teachers as well as a therapist. It was like I had been blind to all these harmful things that had been happening right in front of me.

Metta and Mudita,
Thich Hue Gioi
*******************************
During my stay at Pagoda Phat Hue, I personally witnessed Thich Thien Son's committing numerous Parajika offenses as a fully ordained Bhikkhu. They are as follows:
STEALING: Taking large amounts goods through customs in order to avoid tax on them. He also encouraged his students to do the same.

SEXUAL ACTS: He engaged in sexual acts such as kissing, touching the sexual organs, oral sex, and anal sex. I witnessed these acts occur on at least two people. I also experienced such acts myself, which occurred before I ordained as a monk. Thich Thien Son's explanation for the sexual acts was, “It is a short cut. You need to experience both sides of your sexuality to become a good practitioner.” He told me in confidence that he "has had sexual contact 10 men and with a woman, but was not aroused". As well, he has encouraged minors to kiss him and others. But he justifies this as only touching skin to skin.

CLAIMED ENLIGHTENMENT: He said that he had no sexual desire and that he also had numerous psychic powers, including mind reading, seeing past lives, etc. Due to his behavior, I have reason to doubt this.

I could make a very long list, but instead I will point to what I believe to be the roots of his conduct:

He is very judgmental of his own behavior but believes the way out of this is shamlessness. He as well, expects perfection of himself, but he is unable to live up to these standards. In turn he is very critical to those close to him. He tries to present this perfection to the outside world. Thus, he tries to prove his abilities by accepting many large challenges but often due to his arrogance creates a heavey burden for those around him. He expects others around him to clean up after his mistakes, and blames them for their incompetence to do so which pushes people away. Telling them they are not compassionate, or loyal. To counter-act this abandonment, he assumes the guise of accepting responsibility for the problems of his students and ordained.

He tells his students they are not capable to see as clearly as him, especially women. This would not be a novel issue in its self, but the cycle that follows is to him. Many of his students become dependent on him, and he does not teach them how to solve the problems on their own, but rather presents them the problems to solve. He tells them he knows where their problems come from and can solve them and proceeds to make up likely stories, which are often half-truths. They become dependent on him for each step then he blames them for being too needy (this is called a double bind in psychology). He often tries to get away from his students to do things in private, such as secretly indulging in sexual relationships, and going on trips to different countries without his robe, and other instances.

He does this to escape the trap he has created for himself. It is the cycle that all of us in samsara have, but his, is seemingly very clear. He is lonely and believes that these behaviors will bring him lasting happiness. This behavior then reflects in the way that he teaches his students without clear direction. He helps them to find their problems, but leaves them to their own devices on how to solve them, because the way he solves his own is by indulging in sensual pleasures, but as a Buddhist monk, he cannot openly teach this and I believe, even let himself believe this is the case."